Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh đột quỵ, bởi đây là căn bệnh vô cùng bất ngờ mà người mắc bệnh sẽ không thể nào lường trước được. Bên cạnh những sản phẩm đặc trị phòng chống tai biến, thì việc duy trì một lối sống lành mạnh, kết hợp các bài tập chống tai biến đột quỵ chính là phương pháp tối ưu, thiết thực mà mọi người nên thực hiện để duy trì một thể lực khỏe mạnh. 

1. Vận động khớp vai

Bài tập đầu tiên trong danh sách những bài tập chống tai biến đột quỵ hôm nay chính là bài tập vận động khớp vai. Để thực hiện động tác này, bạn nên mặc quần áo thể thao thoải mái, không bó, co giãn tốt, để bài tập đạt hiệu quả tốt nhất. 

Động Tác Xoay Vai
động tác xoay vai

Đầu tiên, bạn phải thả lỏng vai, sau đó đặt nhẹ hai tay lên vai. Tiếp đến, bạn giữ thẳng lưng, thực hiện động tác xoay bả vai từ sau ra trước 10 -15 lần. Tiếp tục đổi chiều, xoay bả vai theo hướng ngược lại, từ trước ra sau, 10-15 lần. Không dùng lực quá mạnh, cũng không nên dùng lực quá thì, bạn chỉ nên dùng một lực vừa phải, để cơ thể thư giãn thoải mái. Cuối cùng, kết hợp nâng cả hai vai lên 10 lần. Lặp lại trình tự trên từ 3-5 lần, khởi động nhẹ nhàng. 

Duy trì thực hiện bài tập trên hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp các cơ được thư giãn, đặc biệt là cơ vai, kết hợp làm giảm áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu ở vai. 

2. Xoay cổ

Với động tác này, bạn có thể thực hiện ở tất cả mọi nơi, mọi lúc. Bởi động tác này vô cùng đơn giản, không yêu cầu thiết bị tập thể lực đi kèm. Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng đều có thể thực hiện động tác này, kể cả trong lúc học tập, làm việc. 

Động Tác Xoay Cổ
động tác xoay cổ

Cách thực hiện động tác này rất đơn giản, bạn chỉ cần thả lỏng cổ, di chuyển nhẹ nhàng phần cổ cong về phía trước và phía sau, tiếp tục với bên trái và bên phải. Để kết thúc động tác, bạn tiếp tục di chuyển cổ một vòng theo chiều kim đồng hồ và một vòng ngược chiều kim đồng hồ. Bài tập như trên cần được lặp lại từ 3-5 lần cho một lần thực hiện. Duy trì thực hiện bài tập xoay cổ này hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Đây là bài tập chống tai biến, đột quỵ tuy rất đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả cả trong quá trình chống loại bệnh quái ác này. Bởi bài tập chống đột quỵ này sẽ kích thích tuần hoàn máu, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp và tăng khả năng chịu áp lực của thành mạch máu.

3. Đấm tay lên cao

Bài tập chống tai biến đột quỵ tiếp theo yêu cầu bạn phải mặc quần áo thoải mái, để nâng cao hiệu quả cho các động tác. Tiếp đến sẽ là bài tập đấm tay lên cao. 

Động Tác Đấm Bàn Tay Lên Cao
động tác đấm bàn tay lên cao

Đầu tiên, để thực hiện bài tập này, bạn phải có một tư thế đứng chính xác. Hai chân của bạn phải dang rộng, hai tay buông thõng ôm sát người, kết hợp hai tay khép hờ. Tiếp đến, bạn sẽ phải phối hợp với hơi thở, đưa tay để đấm thẳng lên. Các động tác chính của bài tập này sẽ là bạn sẽ kết hợp đấm hai tay lên trên khi bạn hít vào và thở ra khi bạn hạ tay xuống. Thực hiện liên tục động tác này từ 30 – 35 lần.

Duy trì thực hiện bài tập đấm hai tay lên cao này hai lần một ngày, sáng và tối không những sẽ có tác dụng làm tăng lưu lượng máu lên não mà còn giúp não nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.

4. Xoa bóp gáy

Bài tập thứ tự trong danh sách các bài tập chống tai biến đột quỵ hôm nay MF Paris đưa đến cho bạn hôm nay chính là bài tập xoa bóp gáy. Với bài tập này, bạn không phải chuẩn bị bất kỳ dụng cụ tập nào cả. Bạn chỉ cần mặc đồ thể thao, thoải mái, co giãn một chút là có thể hoàn thành được động tác này. 

Xoa Bóp Vai Gáy
xoa bóp vai gáy

Đầu tiên, bạn sẽ phải hít một hơi thật sâu để chuẩn bị tinh thần, bởi những bài tập chống tai biến đột quỵ yêu cầu cơ thể bạn phải thả lỏng thoải mái trước khi vào bài tập. Tiếp đến, bạn hãy xoa hai bàn tay vào nhau cho đến khi lòng bàn tay nóng lên, sau đó nhanh chóng đặt tay lên cổ và tiếp tục uốn cong về phía bả vai. Bây giờ, bạn hãy dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng, xoa bóp phần này. Chỉ nên sử dụng một lực vừa phải, không quá mạnh cũng không được quá nhẹ, sau đó tiếp tục massage nhẹ nhàng phần gáy cho đến khi vùng da đó hơi đỏ và ấm. Liên tục thự hiện động tác xoa bóp gáy khoảng 30 lần cho một lần tập, thực hiện ngày 2 lần sáng và tối.

Bài tập xoa bóp gáy này là một trong những bài tập chống tai biến đột quỵ có tác dụng giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm mềm các mạch máu xơ cứng ở cổ và cải thiện tốc độ vận chuyển máu lên não, việc massage ấm vùng gáy sẽ giúp lưu thông đường huyết phần cổ và gáy. .

5. Xoa bóp đầu

Với bài tập thứ 5 trong bài viết về bài tập chống tai biến đột quỵ này, bạn sẽ chủ yếu làm thư giãn phần đầu bằng cách xoa bóp, massage. Bài tập này sẽ giúp các mạch máu não được lưu thông tốt hơn, giảm thiểu các tình trạng xơ vữa động mạch.

Xoa Bóp Phần Đầu
xoa bóp phần đầu

Đầu tiên, bạn sẽ xòe bàn tay, dùng một lực vừa phải vào bàn tay, các ngón tay. Bắt đầu thực hiện động tác xoa bóp đầu. Hãy siết chặt các đốt tay, dùng các đầu ngón tay massage nhẹ nhàng từ trước trán lên đỉnh đầu. Tiếp tục thực hiện xoa bóp, di chuyển tay dần dần đưa tay ra sau gáy. Liên tục thực hiện động tác này lặp đi lặp lại khoảng 30 – 35 lần. 

Duy trì thực hiện bài tập xoa bóp đầu này hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não. 

6. Day ấn huyệt Phong Trì

Đây là một bài tập chống tai biến, đột quỵ, có tác động trực tiếp đến các huyệt trên cơ thể, cụ thể là huyệt phần cổ. Duy trì thực hiện bài tập này 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn. Bài tập giúp kích thích kinh lạc và thúc đẩy công năng của khí và huyết ở vùng đầu.

Bài Tập Bấm Huyệt Phong Trì
bài tập bấm huyệt phong trì

Cách thực hiện bài tập chống đột quỵ này, bạn không cần chuẩn bị bất kỳ dụng cụ thể lực nào cả. Chỉ cần ấn bằng 2 ngón tay cái vào huyệt Phong Trì nằm ở 2 bên cổ. Sau đó, sử dụng các ngón còn lại ôm đầu để tạo điểm tựa. Tiếp tục xoay ngón tay cái theo chiều kim đồng hồ và đổi chiều, theo ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hực hiện, bạn hãy xoay khoảng 30 lần đến khi thấy căng cứng thì dừng lại. 

7. Rút khớp ngón tay

Đối với nhiều người làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, động tác rút khớp tay này sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, đỡ tê bàn tay, ngón tay. 

Rút Đầu Ngón Tay
rút đầu ngón tay

Bạn chỉ cần thả lỏng tay trái, đưa phần ngón trỏ và ngón giữa của tay phải nắm vào gốc ngón cái của bàn tay trái. Sau đó dùng lực kéo ngón tay ra. Luân phiên liên tục với các ngón còn lại, sau đó đổi tay. Liên tục thực hiện chuỗi động tác rút khớp tay này lặp lại khoảng 30 – 35 lần cho một hiệp tập. Duy trì thực hiện bài tập hai lần một ngày, sáng và tối sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau đầu và mệt mỏi do khí huyết không cân bằng. 

8. Đi bộ

Bài tập đơn giản nhất trong danh sách bài tập chống tai biến đột quỵ chính là đi bộ. Đi bộ khoảng 30 phút một ngày quanh khu vực bạn sống, các khu vui chơi, công viên sẽ là một bài tập đột quỵ vô cùng hiệu quả, giúp ngăn ngừa các bệnh tai biến, đột quỵ, tăng cường sức dẻo dai. 

Đi Bộ Mỗi Ngày
đi bộ mỗi ngày

Trên đây là những bài tập chống tai biên đột quỵ cơ bản nhất, MF Paris hi vọng độc giả sau khi đọc được bài viết này sẽ có thể vận dụng, áp dụng những bài tập trên, thực hiện hằng ngày để có thể ngăn ngừa bệnh tai biến đột quỵ. Các bạn cũng có thể tham khảo những sản phẩm khác về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tại MF Paris.

Mời Bạn Đánh Giá

Trả lời